HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hotline: 0918148410

Call
 
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay55
mod_vvisit_counterHôm qua149
mod_vvisit_counterTuần này1729
mod_vvisit_counterTuần trước653
mod_vvisit_counterTháng này3517
mod_vvisit_counterTháng trước3716
mod_vvisit_counterTất cả871459

Hiện có: 5 khách trực tuyến

3. DẠY KINH THÁNH

3. DẠY KINH THÁNH

Dạy Kinh Thánh là việc làm liên tục sau khi tân tín hữu đã chịu phép BÁPTÊM. Mạng lịnh của Chúa: "... Và dạy họ giữ hết mọi điều mà Ta đã truyền cho các ngươi" (Math 28:20a).

Dạy Kinh Thánh là điều kiện để tân tín hữu từng bước thấm nhuần lời của Chúa. Vì đời sống Cơ Đốc nhân là sống bởi Lời Chúa. Vì vậy, dạy Kinh Thánh là việc làm quan trọng và liên tục trong công tác chăm sóc.

TẦM QUAN TRỌNG TRONG VIỆC DẠY KINH THÁNH

Giúp cho tân tín hữu đâm rễ vững vàng trong đức tin, để được trưởng thành trong sự nhận biết Chúa.

Giúp cho mỗi tín hữu được nên thánh mỗi ngày trong đời sống theo Chúa.

Giúp chúng ta trở nên người lính của Chúa Jêsus tiêu diệt và chiến thắng mưu kế của Satan.

Lời Chúa là thức ăn thuộc linh đòi hỏi phải tiếp nhận liên tục để được lớn lên trong đời sống thuộc linh.

AI LÀ NGƯỜI DẠY KINH THÁNH

a) Là những đầy tớ Chúa (Mục sư, Truyền đạo, Truyền đạo tình nguyện). Có trách nhiệm trực tiếp giảng dạy Lời Chúa cho tín hữu. Và đặc biệt tiếp tục đào tạo, huấn luyện nhiều nhân sự, có ân tứ, có tài dạy dỗ để sử dụng họ trong việc dạy Kinh Thánh.

b) Là những chấp sự, những tín hữu trưởng thành, có kinh nghiệm trong đời sống thiêng liêng, có đời sống cầu nguyện.

c) Cần khích lệ mọi tín hữu đều có tinh thần chia sẻ Lời Chúa, tức là nói ra điều gì họ đã học được cho người khác. Ít nhất họ cũng chia sẻ cho gia đình của mình trong chương trình gia đình lễ bái. Một khi họ biết chia sẻ điều mình học được cho ngưòi khác, điều nầy cũng giúp cho họ được nhắc lại, nhớ điều mình học được và được Đức Thánh Linh hành động để chính điều đó có ích lợi cho chính họ.

Trong Hội Thánh, chúng ta phải luôn khích lệ mọi tín hữu biết hoạt động thuộc linh, như thế mới giúp họ tăng trưởng. Không bao giờ làm cho họ có tinh thần thụ động. Điều đó rất nguy hiểm, vì họ sẽ là CON ĐỎ hoài, chỉ biết lệ thuộc người khác. Như Phaolô đã cảnh cáo: "Đáng lẽ anh em làm thầy từ lâu rồi, nay còn cần người ta lấy những điều sơ học của lời Đức Chúa Trời mà dạy anh em. Anh em cần ăn sữa thay vì đồ ăn đặc..." (Hêb 5:12,13).

Chúng ta nên nhớ chăm sóc là đào tạo người ta trở thành MÔN ĐỒ chứ không phải chỉ là TÍN ĐỒ. Cho nên chúng ta phải biết huấn luyện, giúp đỡ họ làm công việc của mình đã làm.

TỔ CHỨC DẠY KINH THÁNH

1- Hội Thánh cần mở ra nhiều khóa dạy Kinh Thánh đoản kỳ, Thánh Kinh mùa hè cho từng ban ngành trong Hội Thánh, hằng tuần có những lớp học TRƯỜNG CHÚA NHẬT, tổ chức những khóa huấn luyện ngắn hay dài hạn cho những chấp sự, nhờ đó họ có nền tảng căn bản, có phương pháp để học và dạy Kinh Thánh hữu hiệu.

2- Tổ chức những buổi nhóm TUẦN HOÀN cho nhiều khu vực, chi phái. Phân công chịu trách nhiệm chia sẻ Lời Chúa. Có thể (qui định) chia ra những tổ tư gia trở thành tế bào hạt nhân để chăm sóc và phát triển, có một tổ trưởng chịu trách nhiệm.

3- Phát động nhóm gia đình lễ bái. Cần cung cấp bài học Kinh Thánh như SỐNG VỚI THÁNH KINH để giúp cho mỗi gia đình học và triển khai học Kinh Thánh.

CÁCH DẠY KINH THÁNH

Có nhiều phương pháp để học và dạy Kinh Thánh, như phương pháp tìm tim, phân tích ... đó là những phương pháp học Kinh Thánh. Như phương pháp đặt câu hỏi: Ai? Việc gì? Ơ đâu? Tại sao? Như thế nào? giảng dạy hoặc chia sẻ Kinh Thánh cũng có nhiều cách như: đề tài, câu gốc, nhân vật, phương pháp giải kinh. Nhưng tốt nhất, chúng ta nên áp dụng phương pháp dạy Kinh Thánh theo phương pháp GIẢI KINH.

Phương pháp giải kinh đưa người học tập trung, bám sát vào từng chữ, từng câu của Kinh Thánh, giúp cho việc khảo sát toàn bộ Kinh Thánh một cách có hệ thống, lấy Kinh Thánh giải Kinh Thánh. Dạy phương pháp giải kinh theo từng sách

1. Đọc thật rõ ràng Lời Chúa trong phân đoạn chúng ta sẽ học. Người dạy cần đọc lại lớn tiếng, rõ ràng, nhấn mạnh từng mạch văn quan trọng.

2. Giải nghĩa những lời đó, câu này dạy chúng ta điều gì ?

Làm sáng tỏ điều Đức Chúa Trời muốn dạy chúng ta.

3. Áp dụng những lời của Chúa.

Thúc dục mọi người ăn năn và quyết định làm theo Lời Chúa.

NHỮNG ĐIỀU CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI CHIA SẺ

1. Phải CẦU NGUYỆN xin Đức Thánh Linh soi sáng, dạy dỗ chính mình. Để hiểu rõ ý nghĩa thuộc linh đúng theo chân lý của Chúa.

2. Phải đọc đi, đọc lại nhiều lần, để hiểu rõ bố cục đoạn văn.

3. Phải tham khảo các sách giải kinh, giải nghĩa Kinh Thánh. Và nhiều bản dịch kinh thánh khác nhau để hiểu cho chuẩn,

Tìm hiểu bối cảnh lịch sử, địa dự, phong tục, hoặc lý do bức thư (Kinh Thánh) được viết...

4. Quan trọng là xin Chúa Thánh Linh cho hiểu được những sự dạy dỗ thuộc linh đích thực để áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.

5. Cần có những câu Kinh Thánh khác để trưng dẫn cho ý nghĩa điều chúng ta đang học.

 

NHỮNG ÍCH LỢI TRONG VIỆC DẠY KINH THÁNH    THEO PHƯƠNG PHÁP GIẢI KINH

a) Giải Kinh giúp cho người dạy được học Kinh Thánh hằng ngày liên tục, nghiên cứu Lời Chúa cách rõ ràng.

b) Giúp cho người dạy không bị lặp đi, lặp lại nhiều lần trong những đề tài quen thuộc. Nó giúp cho chúng ta khám phá những điều mới luôn trong Lời Chúa, vì Kinh Thánh đề cập đến mọi vấn đề trong cuộc sống, mọi giáo lý đều quan trọng.

c) Giúp cho hội chúng được nuôi mình bằng lời Đức Chúa Trời, khiến họ được mạnh mẽ để đủ sức đương đầu với mọi cám dỗ mà chúng ta đều phải đối diện trong cuộc sống.

d) Theo phương pháp giải kinh có sức mạnh làm cho tấm lòng tan vỡ khi dối diện với lời Đức Chúa Trời, chinh phục được những linh hồn tội nhân về với Chúa nếu có những thân hữu đến dự nhóm. "Đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe khi lời Đức Chúa Trời được rao giảng" (Rôma 10:17).

NHỮNG ĐIỀU CẦN GHI NHỚ

1. Hãy giữ sự trung thực của lời Đức Chúa Trời.

2. Lời Chúa phải được sự cảm động bởi sự dạy dỗ của Đức Thánh Linh cho chính người chia sẻ trước nhất, thì mới mong có hiệu quả (từ lòng đến lòng).

3. Người chia sẻ đòi hỏi phải sống với Lời Chúa, có kinh nghiệm thực tế trong đời sống hàng ngày của mình.

4. Không được dùng Lời Chúa có ý chỉ trích người khác. Nếu có, nên chỉ trích ở mình. Có thể nêu ra những kinh nghiệm yếu đuối của mình, được  sự dạy dỗ của Chúa. Những ví dụ nên nêu ra những gương tốt của người khác thì hơn.

NHỮNG NGUYÊN TẮC GIẢI KINH:

 

I  - PHẢI ĐỌC THẬT KỸ ĐOẠN KINH VĂN NHIỀU LẦN.

Phải quan sát rõ sự kiện, quan tâm đến từng từ ngữ của Kinh thánh, từng dấu chấm, dấu phẩy. Quan tâm đến từ ngữ liên từ như Vì vậy, vì, hay, hoặc v.v…

 

II – PHẢI XEM THƯỢNG – HẠ VĂN.

Để để hiểu rõ bối cảnh và phải nghiên cứu phong tục của xã hội đương thời.

III – TRA CỨU TỪ NGỮ:

Từ điển Hán Việt, Từ điển Việt Nam.

Từ điển Anh Văn, Nguyên văn Hy Lạp và so sánh nhiều bản dịch khác của Kinh thánh.

IV – PHẢI HIỂU ĐÚNG, KHÔNG MÂU THUẨN VỚI NHỮNG ĐOẠN KINH VĂN KHÁC.

Ví dụ: có một số người giải thích sự cứu rỗi căn cứ vào êphêsô 2:8 chủ trương chỉ cần Tin Chúa Jesus, họ cho rằng khi tin Chúa Jesus thì không mất sự cứu rỗi dù sống một cuộc đời tội lỗi hơn người ngoại vẫn được cứu. Nhưng cách giải thích đó sẽ mâu thuẩn với nhiều câu Kinh thánh: Hêb. 6:4-8 ; Khải.2:5,3:5 v.v… lẽ tất nhiên khi một người tin Chúa Jesus thì ngay tức khắc họ nhận được sự cứu rỗi. Điều này không đến từ việc làm của sự công bình riêng hoặc nghi lễ tôn giáo, nhưng hoàn toàn bởi đức tin nơi Đức Chúa Jesus mà được. Nhưng khi họ còn sống, Cơ Đốc Nhân cần phải học lời Chúa, phải giữ lấy và thực hành lời Chúa. Đức tin phải sinh ra việc làm: Việc làm của Đức Tin. Nếu một tín hữu phạm tội: Kinh thánh luôn kêu gọi sự ăn năn, nếu không Chúa cất chân đèn, không được ăn trái cây sự sống. Bị Chúa xóa tên khỏi sách sự sống…          Giáo lý cứu rỗi họ không chấp nhận sự ăn năn, xưng tội sau khi tin Chúa Jesus

Như vậy, người dạy và học theo phương pháp giải kinh phải có cái nhìn toàn diện của Kinh thánh, không nhìn phiến diện.

Cần có một vài câu Kinh thánh khác để hổ trợ cho ý mình đang học. Lấy kinh thánh giải kinh thánh.

V -  GIẢI KINH KHÔNG ĐƯỢC VI PHẠM VÀO CÁC THUỘC TÍNH VÀ MỸ ĐỨC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.

Ví dụ:-  Quan niệm thần học TIỀN ĐỊNH ĐỘC ĐOÁN.

Đức Chúa Trời định cho người được cứu và không được cứu. Không ai thay đổi được ý định của Đ.C.T. và con người không có quyền tự do lựa chọn. Như vậy, quan điểm này vi phạm tính công bình và yêu thương của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời muốn mọi người được cứu và hiểu biết lẽ thật( Iti.2:4 ; Iphierơ 3:9). Nếu người không được cứu, bị hình phạt đời đời là do Đức Chúa Trời định thì Đức Chúa Trời đó có công bình không? Có yêu thương không? Kinh thánh đã chép “ vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đã ban con một của Ngài. Hầu cho hể AI TIN CON ẤY. Không bị hư mất nà được sự sống đời đời” (Giăng 3:16)

- Hiện nay, thần học tân phái không tin vào phép lạ. Siêu nhiên. Mọi phép lạ xảy ra trong kinh thánh họ chỉ giải thích về khoa học. Điều đó, vi phạm vào tính Toàn Năng ( siêu nhiên). Không hạn chế quyền năng siêu nhiên của Đức Chúa Trời.

VI – MỤC ĐÍCH GIẢI KINH ĐƯA ĐẾN MỘT NHẬN THỨC:

-          Đưa con người tin cậy tuyệt đối Đức Chúa Trời

-          Nhận thức về tội lỗi trên quan điểm của Đức Chúa Trời.

-          Nhận thức về tình yêu vô hạn của Đức Chúa Trời.

-          Nhận thức về quyền tể trị và phán xét thuộc về ĐỨC CHÚA TRỜI.

-          Nhận biết về quyền năng vô hạn của Đức Chúa Trời.

-          Đưa con người liên kết làm một với Đức Chúa Trời qua Chúa Jesus, từ đó Cơ Đốc Nhân mang tình yêu thương giống như Đức Chúa Trời để bày tỏ sự sáng trong thế giới tối tăm.

VII – PHẢI NHÌN THẤY NHỮNG MẶC KHẢI VỀ HÌNH ẢNH CHÚA JESUS. TRONG TOÀN BỘ KINH THÁNH.

Ví dụ: - Câu chuyện của Giô Sép là hình bóng về Chúa Jesus.

-          giải phóng dân Ysơraên bởi huyết chiên con. Và hành trình tuyển dân phải thông qua Huyết Chúa như sự kiên qua biển đỏ.

-          LUẬT PHÁP mà Môi se đại diện không đưa dân Chúa vào đất hứa ( ngay cả môi se cũng phải chết ngoài đồng vắng, Nhưng Giô Suê(Jesus) đưa dân Chúa vào đất hứa…hình bóng về Chúa Jesus. V.v…

  • Mục đích phải xây dựng đời sống Cơ Đốc Nhân trở nên giống hình ảnh của Chúa Jesus.(Heb. 1:1-3)

Đọc tiếp...!


Chương 3. Sứ Mạng Chứng Nhân

I.Gia Đình, thân bằng quyến thuộc.

II.Bạn hữu.

III.Từ gần đến xa.

 
VIDEO
HÌNH ẢNH NỔI BẬT





























 
thiet ke web thiet ke website web gia re lam web dep thiet ke web pro thiet ke web chuyen nghiep website gia re thiet ke website gia re thiet ke website chuyen nghiep thiet ke website pro thiet ke web gia re website chuyen nghiep web chuyen nghiep website web web site cong ty thiet ke web web 100$ website free web free website mien phi web mien phi cho thue xe thue xe can thue xe xe du lich thue xe du lich thue xe gia re thue xe hoi thue xe hoa thue xe cuoi thue xe du lich dich vu thue xe thue xe dich vu thue xe tu lai thue xe co tai thue xe thang hop dong thue xe cho thue xe gia re thue xe doi moi thue xe toyota thue xe ford thue xe camry thue xe honda sua may tinh sua laptop sua chua may tinh sua may tinh gia re bao tri may tinh bao tri mang bao tri he thong sua may tinh tai nha sua may tinh tan noi thiet ke mang thi cong mang mang wifi trien khai he thong mang may tinh may tinh IBM may tinh bo may tinh de ban nuskin my viet nuskin viet nam nuskin may rang ca phe ca phe sach ca phe nguyen chat